Skip to content Skip to footer

Sản phẩm tro bay tuyển Hoàng Sơn (loại siêu mịn) – Hoang Son ultra fine fly ash.

Theo ước tính, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng 10-12% đến năm 2030 và nằm trong top tăng trưởng sản lượng tiêu thụ điện lớn nhất Châu Á. Tổng công suất lắp đặt sản xuất điện tại Việt Nam là 56,000 MW ( 56GW) theo báo cáo IEV 03/2021.

Tháng 02/2020, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 55/NQ-TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt sản xuất điện tại Việt Nam sẽ đạt 125,000-130,000 MW (125-130 GW), tức gấp đôi trong vòng 10 năm.

Trong Quy hoạch điện VIII cũng nêu rõ, tính đến năm 2021, nhiệt điện than đang chiếm tỉ lệ 50% tổng sản lượng sản xuất điện tại Việt Nam và sẽ giảm xuống 40% đến năm 2031. Cũng theo Quy hoạch điện VIII sẽ không có thêm bất kỳ nhà máy nhiệt điện than nào được xây mới. Chủ trương của Nhà nước là sẽ phát triển điện bền vững và thân thiện với môi trường bằng điện tái chế, khí hoá lỏng…

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân , Bình Thuận

Tính đến năm 2030, Việt Nam hiện có gần 30 nhà máy nhiện điện than lớn nhỏ từ Bắc vào Nam. Trong đó, các nhà máy nhiệt điện than ở phía Bắc đa số là những là máy có công nghệ cũ được Trung Quốc hỗ trợ xây dựng vận hành. Nguồn than đốt chủ yếu cho những nhà máy nhiệt điện phía Bắc là than trong nước antraxit. Các nhà máy nhiệt điện than ở miền Trung và miền Nam đa số có công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường vì mới được xây dựng, trong đó có một số nhà máy sử dụng nguồn than nhập khẩu.

Sản lượng than (bao gồm than nội địa và nhập khẩu) tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện trên vào khoảng 50 triệu/tấn năm. Sản lượng tro xỉ phát thải tương ứng là khoảng 16 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam, tro xỉ đang dần trở thành nguồn tài nguyên giá trị cho ngành vật liệu xây dựng: sản xuất xi măng, sản xuất bê tông hay san lấp thay vì bị coi là chất thải công nghiệp như trước đây.

Vấn đề bất cập nhất trong việc tiêu thụ tro xỉ của các NMNĐ than ở thời điểm hiện tại là công tác kiểm soát chất lượng. Có 2 yếu tố quan trọng trong tro bay ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt tính của xi măng là độ mịn (fineness) và mất khi nung (loss on ignition).

Về mất khi nung, các NMNĐ than đã chủ động điều chỉnh quy trình vận hành lò và cách trộn than antraxit và than bituminous, mang lại những chuyển biến rất tích cực về hàm lượng mất khi nung trong kho bay. Ví dụ: 5 năm về trước, tro bay của các NMNĐ than Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2 có mất khi nung,  trung bình từ 10-12%. Tuy nhiên, hàm lượng mất khi nung, của các NMNĐ trên đã giảm đáng kế và ổn định ở mức 4-5% trong năm 2023 (tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618, mất khí nung <6%) hoàn toàn phù hợp cho xuất khẩu.

Độ mịn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, ảnh hưởng tới hoạt tính của xi măng 7 ngày & 28 ngày. Một số các đơn vị sản xuất cấu kiện đúc sẵn trong phía Nam luôn yêu cầu các nhà cung cấp tro bay kiểm soát sót sàng 45 micron < 15%. Tuy nhiên, điều này là không thể nếu như tro bay chưa được tuyển phân loại. Đa số tro thô từ các NMNĐ ở Việt Nam có sót sàng 45 micron ở mức 20-25%. Nếu tro bay có sót sàng ổn định ở 20-25%, mặc dù cao nhưng các đơn vị sản xuất vẫn sẽ đưa ra được phương án sử dụng phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là độ mịn ở tro bay lại không ổn định, mà lúc cao lúc thấp tùy theo tình hình thực tế đốt than.

Công ty Cổ phần Hoàng Sơn Fly Ash and Cement, thành viên của mạng lưới EPPM  Gmbh, là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi xanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Hiểu được vấn đề về kiểm soát chất lượng tro bay, Công ty đã đầu tư vào nhà máy tuyển tro bay vs công nghệ Đức – nhà cung cấp Christian Pfeiffer, công suất 900,000 tấn/ năm tại KCN Long Hậu, Long An. Mục đích của nhà máy tuyển tro bay Hoàng Sơn là phân loại tro bay: mịn và thô đạt theo tiêu chuẩn EN- 450 của Châu Âu.

Sau quá trình thử nghiệm và triển khai hợp chuẩn hợp quy, tháng 10/2023, Nhà máy tuyển tro bay Hoàng Sơn đã chính thức đưa ra thị trường sản phẩm tro bay siêu mịn- Hoang Son ultra fine fly ash với 2 chỉ tiêu mất khi nung và sót sàng 45 micron được cải thiện vượt trội <1% cho cả 2 chỉ tiêu. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật của nhà máy tuyển tro bay cũng đã kiểm tra hoạt tính xi măng với loại tro này và kết quả 28D vượt 105% so với gốc xi măng không phụ gia.

Một số hình ảnh và hồ sơ về sản phẩm:

a. Hợp chuẩn hợp quy:

b. Hình ảnh thực tế so sánh với các mẫu tro bay thô:

c. Báo cáo kết quả thử nghiệm gần đây:

Với kết quả ban đầu rất khả quan và tích cực, trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Hoàng Sơn Fly Ash And Cement sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tro bay tuyển Hoàng Sơn (loại siêu mịn) và tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm những sản phẩm tro bay tuyển khác phù hợp với nhu cầu thị trường; VD: ngoài việc đảm bảo về chất lượng, tro bay còn phải đảm bảo về màu sắc tương đồng với xi măng. Đây cũng là một trong những thách thức mà các đơn vị sử dụng tro bay như NM xi măng, trạm bê tông đang cần giải quyết để có thể đẩy mạnh tiêu thụ tro bay của NMNĐ trong tương lai.